Mục Lục
ty so bongdalu
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh được hỗ trợ sản xuất theo mô hình trồng sắn phủ bạt.
Tỉnh chú trọng phân bổ nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Hỗ trợ phát triển sản xuất
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên thuộc 3 huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân, với 23 xã thuộc khu vực I, II và III. Đây là địa bàn cư trú của 33 dân tộc, trong đó, có 32 dân tộc thiểu số với trên 60.000 người, chiếm 6,9% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là các dân tộc Ê Đê, Chăm và Ba Na.
Tại các xã miền núi của huyện Sông Hinh, người dân được chính quyền địa phương hỗ trợ đầu tư mở rộng mô hình trồng trọt hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nông dân trồng mía kết nối với các nhà máy đường nhằm ổn định đầu ra. Cây mắc ca, sầu riêng được xây dựng thành vùng sản xuất tập trung, kết nối thị trường và quảng bá rộng rãi. Tại những khu vực trồng trọt, hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng, hỗ trợ tích cực cho người dân sản xuất.
Gia đình anh Phạm Văn Chính (xã Ea Bar, huyện Sông Hinh) trồng 5 ha sầu riêng. Được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, gia đình anh rất phấn khởi.
Anh Phạm Văn Chính chia sẻ, nhờ xây dựng nhãn thương hiệu sản phẩm, nhiều khách hàng biết đến sầu riêng Sông Hinh hơn. Nông dân trồng sầu riêng không chỉ tiêu thụ sản phẩm trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Các hộ chú trọng sử dụng phân hữu cơ để sầu riêng trở thành mặt hàng nông sản sạch, từ đó, nâng cao giá thành và tăng thu nhập.
Theo Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh Đinh Ngọc Dạn, toàn huyện hiện có khoảng 800 ha trồng cây sầu riêng. Có 3 tổ hợp tác đăng ký cấp mã vùng xuất khẩu cho cây sầu riêng, gồm: Tổ hợp tác Buôn Quen, tổ hợp tác Hòn Đen và hợp tác xã Vime Farm.
Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất, Đoán Số Bình Nhất Ngày Mai_ Trò Chơi Dự Đoán Thú Vị Cho Mọi Lứa Tuổi tiêu thụ sầu riêng với 25 hộ dân, D oán kê x s Vĩnh Long hôm nay sản lượng tiêu thụ khoảng 2.000 tấn. Thời gian tới, Tỷ Lệ Kèo Nhà Cái Bóng88_ Cẩm Nang Chi Tiết Cho Người Mới huyện hướng dẫn người dân xây dựng một số vùng sản xuất sầu riêng tập trung để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm qua, tỉnh Phú Yên từng bước đưa sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Diện tích các loại cây trồng chủ yếu của các huyện miền núi đều tăng khá. Trong đó, diện tích trồng mía hằng năm ổn định với 23.000 ha, sản lượng bình quân hơn 22.000 tấn/năm. Nông dân mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích mía có hệ thống tưới và ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất. Nhiều diện tích mía thâm canh ở một số khu vực cho năng suất trên 100 tấn/ha.
Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa Phạm Đình Phụng cho biết, các loại cây như: sắn, keo, mía trở thành cây trồng chủ lực của huyện. Nông dân yên tâm sản xuất vì đầu ra được chính quyền địa phương kết nối với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Trên địa bàn huyện ngày càng có nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy đường, cơ sở thu mua keo. Các cơ quan chuyên môn của huyện chú trọng hỗ trợ vay vốn để người dân có điều kiện sản xuất.
Đầu tư hạ tầng cơ sở
Đường giao thông nông thôn, đường điện tại xã Phước Tân,bắn cá slot huyện Sơn Hòa được xây dựng đồng bộ.
Năm 2024, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Đồng Xuân thực hiện 10 dự án với 11 tiểu dự án thành phần. Địa phương này đầu tư xây dựng 149 hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt, 2 dự án bố trí dân cư, 59 nhà ở dân cư. Ngoài ra, 580 hộ nghèo được hỗ trợ nước sinh hoạt, mở 9 lớp đào tạo nghề với 215 học viên tham gia...
Ông Trần Quốc Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân thông tin, với số vốn hơn 80 tỷ đồng, địa phương đầu tư thực hiện các dự án, tiểu dự án: Xây dựng đường dân sinh, trường học, nước sinh hoạt, nhà ở… Việc đầu tư này góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo và tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đến cuối năm 2024, huyện Đồng Xuân chỉ còn 1.079 hộ nghèo, chiếm 5,97% tổng số hộ (giảm 356 hộ với 2,08% so với năm 2023).
Tổng nguồn vốn từ ngân sách Trung ương giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hơn 210 tỷ đồng. Ngoài ra, nguồn vốn của chương trình này trong hai năm 2022 và 2023 được chuyển sang năm 2024 gần 145 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn này, các đơn vị, địa phương trong tỉnh Phú Yên triển khai hơn 10 dự án, tiểu dự án về: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đào tạo nguồn nhân lực, sắp xếp dân cư, phát triển sản xuất, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, chăm sóc sức khỏe... ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, các địa phương đầu tư xây dựng 123 công trình và duy tu, sửa chữa 157 công trình về giao thông, nước sạch, điện, chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng... với tổng số tiền hơn 60 tỷ đồng.
Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Phú Yên Trương Văn Phương, để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh chú trọng hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ chuyển đổi số và mô hình khởi sự kinh doanh.
Phú Yên hướng đến mục tiêu tất cả người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, các giải pháp chuyển đổi số trong sinh hoạt và sản xuất; phát huy hiệu quả nguồn lực địa phương xây dựng được nhiều sản phẩm cạnh tranh. Tỉnh phấn đấu đến năm 2029, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trong tỉnh đạt từ 70 - 73 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 3%/năm.
Những giải pháp hiệu quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên giúp đời sống người dân nơi đây ngày càng đổi thay tích cực, góp phần cùng sự phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh.