Thông tin với phóng viên Dân trí chiều 31/12, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, 107 doanh nghiệp sử dụng trên 34.000 lao động trên địa bàn có báo cáo thưởng Tết Dương lịch 2025 với mức bình quân trên 1,63 triệu đồng/người.
Mức thưởng cao nhất dịp Tết Dương lịch là trên 391 triệu đồng/người, của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nằm ngoài khu công nghiệp.
Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Vĩnh Phúc thưởng Tết Dương lịch với mức trên 391 triệu đồng/người (Ảnh: Tiến Tuấn).
Ngoài ra, 147 doanh nghiệp sử dụng gần 51.500 lao động ở Vĩnh Phúc đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán cho người lao động với mức bình quân hơn 6 triệu đồng/người.
Trong đó, công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thưởng bình quân 8,6 triệu đồng/người; doanh nghiệp có vốn góp, cổ phần chi phối của nhà nước 2 triệu đồng/người. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thưởng bình quân 7,4 triệu đồng/người.
Mức thưởng cao nhất dịp Tết Nguyên đán 2025 là 400 triệu đồng/người của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên.
Doanh nghiệp này chỉ sử dụng gần 50 lao động, chuyên sản xuất gia công máy sấy hạt nhựa, máy cấp liệu nhựa và các máy phụ trợ trong ngành sản xuất…
Bên cạnh thưởng Tết,go88.vin app lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, doanh nghiệp còn có các chính sách, chế độ phúc lợi khác dành cho người lao động.
Trong đó, 115 doanh nghiệp dự kiến tặng quà Tết cho người lao động (mức thấp nhất là 100.000 đồng/phần quà, mức cao nhất là 1 triệu đồng/phần quà); 121 doanh nghiệp dự kiến tổ chức tiệc tất niên.
65 doanh nghiệp dự kiến tổ chức khen thưởng lao động xuất sắc năm 2024; 25 doanh nghiệp dự kiến hỗ trợ người lao động ở xa một phần kinh phí về quê ăn Tết. 33 doanh nghiệp dự kiến hỗ trợ cho người lao động khó khăn.
Lao động làm việc tại khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc (Ảnh: Thanh Nga).
Thống kê cho thấy, đến 15/11, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 1.353 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, sử dụng trên 10.000 lao động; 330 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và 1.037 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (866 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, 171 doanh nghiệp giải thể).
Năm 2024, ước tính trên 256.000 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc, tiền lương thực trả bình quân trên 9,6 triệu đồng/người/tháng (dựa trên báo cáo của 161 doanh nghiệp).
Mức lương cao nhất là 391 triệu đồng/người/tháng thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.