Cựu chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình bị cáo buộc nhận 300.000 USD sau khi giúp Công ty Trung Hậu 68 khai thác cát trái quy định "lớn nhất nước".
Ngày 11/12, hành vi của ông Bình và 43 bị can được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) nêu trong kết luận điều tra các sai phạm xảy ra tại Công ty Đầu tư Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.
Trong đó, ông Bình bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo buộc tội Nhận hối lộ có cựu phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Trần Anh Thư; cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Việt Trí.
Lê Quang Bình, Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68, bị đề nghị truy tố 3 tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và Rửa tiền.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cung ứng nguồn cát đắp nền cho cao tốc ở miền Tây hồi tháng 9/2023. Ảnh: An Bình
Theo kết luận điều tra, đầu năm 2020, 60 seconds reatomized vit hóa apk UBND tỉnh An Giang chuẩn bị cấp phép mỏ cát tại huyện Chợ Mới để cung cấp cho dự án tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên. Biết việc này, 88Go Club Game Bài Phm i Thng Lê Quang Bình đến gặp Chủ tịch tỉnh và một số lãnh đạo khác đề nghị tạo điều kiện cho Công ty Trung Hậu 68 được cấp phép thăm dò, Bongvip khai thác mỏ cát trên.
Nhóm lãnh đạo tỉnh An Giang biết Công ty Trung Hậu 68 không đủ điều kiện để được cấp phép và hồ sơ cấp phép không đầy đủ thủ tục phê duyệt dự án, không đủ điều kiện nâng công suất khai thác. Tuy nhiên, Chủ tịch Bình cùng Phó chủ tịch Thư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang Nguyễn Việt Trí cùng một số cán bộ khác đã thông đồng với Lê Quang Bình. "Nhóm lãnh đạo tỉnh trực tiếp hoặc chỉ đạo nhân viên dưới quyền làm trái công vụ, tạo điều kiện cho Công ty Trung Hậu 68, qua đó nhận lợi ích vật chất lớn", C03 cáo buộc.
Theo C03,go88 - thiên đường ông Nguyễn Thanh Bình chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho Trung Hậu 68 được khảo sát, thăm dò và cấp phép khai thác cát tại mỏ xã Mỹ Hiệp và xã Bình Phước Xuân theo hình thức chỉ định không thông qua đấu giá. Trí sau đó chỉ đạo cấp dưới cung cấp tài liệu, chủ trương của UBND tỉnh, hướng dẫn trước các tiêu chí lựa chọn đơn vị cấp quyền thăm dò mỏ cát để tạo điều kiện cho Trung Hậu 68 trúng quyền thăm dò mỏ cát.
Ông Thư đã ký giấy phép khai thác khoáng sản cho Trung Hậu 68. Từ đó Trung Hậu 68 được cung cấp cát cho dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ không đúng với chủ trương ban đầu khi giao mỏ cát chỉ để cung cấp cát phục vụ cho công trình tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên. Ngoài ra, ông Bình và Thư còn không thông qua Ban cán sự Đảng UBND tỉnh mà vẫn ra quyết định có lợi cho Trung Hậu 68. Ông Bình còn có sai phạm khi giúp Trung Hậu 68 nâng công suất mỏ cát lên hơn 1,1 triệu m3/năm dù không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Khi độ sâu đáy sông khu vực mỏ cát đã vượt mức cho phép, ông Bình biết Trung Hậu 68 không đủ điều kiện để tiếp tục khai thác nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới "tạo mọi điều kiện, sớm thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường. Sau khi được cấp phép, Trung Hậu 68 còn chi tiền cho quan chức tỉnh để được tạo điều kiện nâng công suất khai thác.
'Cát tặc' thu lợi gần 300 tỷ đồng
Ngoài việc khai thác cát cung cấp cho 4 dự án theo quyết định của UBND tỉnh An Giang, Lê Quang Bình chỉ đạo nhân viên tổ chức khai thác cát bán cho khách lẻ, không đưa vào công trình theo giấy phép. Nhóm này còn bán vị trí khai thác cho một số đơn vị, cá nhân ngoài công ty để hưởng lợi.
Cơ quan điều tra xác định, từ ngày 24/12/2021 đến 29/7/2023, Công ty Trung Hậu 68 đã khai thác hơn 5 triệu m3 cát nhưng chỉ cấp vào công trình theo giấy phép hơn 1,3 triệu m3. Số còn lại (hơn 3,7 triệu m3), Bình chỉ đạo bán ra ngoài và thu lợi bất chính gần 294 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của 170 tỷ đồng do khai thác cát trái phép, Bình đã chỉ đạo nhân viên nhận tiền mặt khi bán cát, hoặc mượn tài khoản ngân hàng của các cá nhân ngoài công ty. Tiền sau đó được chuyển khoản lòng vòng qua nhiều tài khoản khác nhau để che giấu nguồn gốc, sau đó Bình dùng vào các việc khác nhau và mua bất động sản, ôtô.
Từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2023, Lê Quang Bình 6 lần tới trụ sở UBND tỉnh An Giang, gặp và "cảm ơn" Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình tổng cộng 300.000 USD. Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình sau đó trả lại 250.000 USD, giữ lại 50.000 USD và hiện đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, Lê Quang Bình còn chi 961 triệu đồng cho Phó chủ tịch Thư; 3,1 tỷ đồng cho Trí.
Phạm Dự